Móng nhà – Mọi điều cần biết trong xây dựng nhà

Ép cọc bê tông - Xây nhà - Cải tạo nhà
móng nhà

Móng bè (móng liền, móng bảng) là loại móng mềm, chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Khi nhà tải trọng lớn (nhà ≥ 3 tầng), nền xấu thì thương phải dùng móng băng đặt sâu và diện tích móng chiếm đến 75% diện tích nền, khi đó nên dùng móng bè. Móng bè còn dùng thích hợp khi cần hạn chế chấn động, lún lệch nhiều, cần tăng cường độ và độ cứng của móng.

Theo vật liệu làm móng, có: móng gạch xây, móng đá xây, móng bê tông đá hộc, móng bê tông, móng bê tông cốt thép, móng thép,…

Theo tính chất làm việc của móng, có: móng cứng và móng mềm.

  • – Móng cứng làm bằng gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông đá hộc, bê tông ít cốt thép,… Móng be tông và bê tông ít cốt thép rất ít được dùng, vì không kinh tế. Móng cứng có thể là móng đơn, móng băng. móng cứng chịu nén tốt nhưng chịu kéo và chiu uốn kém/

Để tiện thi công, móng cứng thường có mặt cắt hình bậc. Tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng bậc không nhỏ hơn cotgα (α là góc cứng, góc truyền lực, góc khếch tán áp lực của vật liệu). Trị số của α phụ thuộc vật liệu làm móng.

  • – Móng mềm làm bằng bê tông cốt thép, thép,… Với nhà, móng thep rất ít được dùng, vì rất đắt và dễ bị ăn mòn.   Theo cách thi công, có: móng liền khối (xây hoặc đổ tại chỗ) và móng lắp ghép.

Nhà có bền vững hay không là tuỳ thuộc trước tiên ở móng. Các chuyên gia nghiên cứu về sự cố (hỏng hóc) kết luận rằng, hơn 70% sự cố là do móng gây ra. Hơn nữa móng là bộ phân dưới cùng của nhà, lại nằm dưới đất, dưới nước nên khi hỏng thì khắc phục vô cùng phức tạp.

Chọn loại móng như thế nào?

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) nà là quan trọng nhất.

  • – Nếu nền tốt: có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
  • – Nếu nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, có thể dung biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dước sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
  • – Nếu nền có lớp trên yếu, lớp dưới tốt:

    • + Khi lớp đất yếu mỏng (≤ 1,5m): thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.
    • + Khi lớp đất yếu kho dày lắm (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất tren mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép.
    • + Khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): coi như toàn bộ là đất yếu.
    • + Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:
      • * Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn.
      • * Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì dùng móng rộng hơn.
      • * Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt.
      • * Dùng móng băng có cọc ở vùng đất yếu có chiều dày lớn
  •  
  • – Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu.

  •  
    • + Khi lớp trên mỏng (≤ 1,5m): coi như toàn bộ là nền yếu.
    • + Khi lớp trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (dùng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày nhưng không dược đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
    • + Khi lớp trên dày (≥ 3,0m): tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên đặt móng sâu, nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà ≥ 4 tầng thì xử lý như “toàn bộ là đất yếu”…

Công Ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế – Xây Dựng Kiến An Vinh

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, Kiến An Vinh sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị







1 tỷ - 2 tỷ2 tỷ - 3 tỷ3 tỷ - 5 tỷKhông xác định