Móng là một bộ phận qua trọng của công trình, nó ảnh hưởng tới kết cấu và tính bền vững cho một công trình xây dựng, móng có tốt thì công trình mới bền vững và ngược lại. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công công trình dân dụng và công nghiệp,
Kiến An Vinh đã từng thi công nhiều loại móng khác nhau như: móng băng, móng bè đơn giản, móng băng, móng bè đã được gia cố bằng cọc tre. móng cọc đóng, móng cọc ép, móng cọc khoan nhồi.
Phương án móng nông
Móng nông được sử dụng đối với công trình quy mô vừa và nhỏ (thường <= 5 tầng). Đây là loại móng rất phổ biến ở Việt Nam và là loại móng “rẻ” nhất. Loại móng này tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng.
Chính vì vậy khả năng ổn định về sức chịu tải (đại diện là chỉ tiêu sức chịu tải quy ước R0) và biến dạng (mô đun tổng biến dạng E0) của các lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình.
Điều kiện ĐCCT như thế nào thì sử dụng phương án móng nông? Nhìn chung, các lớp đất sét (sét pha) ở trạng thái dẻo cứng đến cứng có bề dày đủ lớn (thường 5 – 7 m) phân bố phía trên cùng đều có thể đặt móng nông.
Chiều sâu chôn móng phổ biến từ 0.5m đến 1.5m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày lớp đất lấp, chiều sâu mực nước dưới đất, sự phân bố của đất yếu. Chiều sâu chôn móng càng lớn, khả năng chịu tải của đất nền càng cao,
nhưng cần chú ý đến các lớp đất yếu (bùn hoặc đất loại sét có trạng thái dẻo chảy, chảy) phân bố dưới nó. Nếu có đất yếu nằm ngay dưới lớp đất tốt (khá phổ biến) và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún (thường 5 – 10 m dưới đáy móng),
hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp tốt bên trên. Nếu chiều sâu chôn móng quá lớn (chi phí đào đắp cao, ảnh hưởng đến các công trình lân cận khi thi công) thì cần xem xét đến giải pháp khác như cọc tre, cừ tràm (nếu có nước dưới đất) hoặc giải pháp ép cọc.
Phương án móng cọc ép, cọc đóng (cọc ma sát)
Được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật (không ổn định, biến dạng nhiều) hoặc chi phí xử lý nền trong móng nông quá tốn kém.
Có thể do địa tầng chủ yếu gồm các lớp đất yếu phân bố ở phía trên, đất tốt lại nằm sâu phía dưới, hoặc bề dày lớp đất tốt phía trên không đủ lớn, bề dày không ổn định, đất yếu lại phân bố ngay phía dưới với bề dày lớn.
Ngoài ra còn chú ý đến điều kiện và phương pháp thi công. Khu vực đô thị không được dùng phương pháp đóng cọc, khu vực chật hẹp không sử dụng được phương pháp ép đối tải (phải sử dụng phương pháp neo),
nếu là nhà xây chen thì không thể ép sát vào nhà bên cạnh được, nhiều trường hợp cọc không đạt độ sâu thiết kế do ma sát của các lớp đất phía trên quá lớn (dẫn đến trường hợp khoan mồi),…
Phương án móng cọc khoan nhồi
Phương án móng cọc nhồi thường được sử dụng với nhà cao tầng (thường trên 10 tầng). Rõ ràng cọc khoan nhồi chi phí tốn kém hơn so với cọc ép nên không ai muốn sử dụng, trừ trường hợp bắt buộc do cọc ép (hoặc cọc đóng) không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Thật sai lầm khi nghĩ rằng cứ nhà cao tầng là phải sử dụng cọc khoan nhồi! Tại khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công,…, chung cư quy mô 12 ÷ 14 tầng đều sử dụng cọc đóng (đều không có hầm ngầm). Cần phải khẳng định rằng chất lượng cọc ép thường ổn định và dễ kiểm soát hơn nhiều so với cọc khoan nhồi.
Công Ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế – Xây Dựng Kiến An Vinh
Hình ảnh thi công phần móng